Bài đăng

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính chất, chức năng của nền văn hoá mới. Ý nghĩa đối với xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay ?

Hình ảnh
     Nền văn hoá trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã được Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ có ba tính chất : dân tộc, khoa học và đại chúng     Tính dân tộc:  Là tính dân tộc, cốt cách dân tộc. Văn hoá là phải làm cho nhân dân biết và hiểu được quá trình hình thành nguồn gốc lịch sử, phát triển của dân tộc "Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tính dân tộc còn thể hiện ở hình thức, phương diện diễn đạt như tiếng nói và chữ viết, cần phải bảo tồn sự trong sáng của tiếng Việt, không lạm dụng tiếng nước ngoài. Văn hoá là phản ánh được những giá trị tốt đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc ta, phải giữ gìn, thừa kế, phát triển các giá trị văn hoá dân tộc.     Tính khoa học: Là tính hiện đại, tiên tiến, hợp với trào lưu tiến hoá của thời đại. Trên cơ sở bảo vệ, phát triển và kế thừa các giá trị văn hoá cần phải giúp cho văn hoá Việt Nam ngày càng vươn tới đỉnh cao văn hoá nhân loại, vươn tới văn

Quan điểm của Hồ Chí Minh về tình yêu thương đối với con người

Hình ảnh
     Yêu thương con người là một trong bốn chuẩn mực đạo đức cách mạng quan trọng nhất theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Đó là một tình yêu to lớn trước hết là đến với những người cùng khổ, những con người chị áp bức bóc lột, những con người đã hi sinh gian khổ chiến đấu và xây dựng tổ quốc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do. Tình yêu thương đó còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, đồng bào, với những người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó còn được thể hiện với những người lầm đường lạc lối, những con người sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm và cố gắng sửa chữa. Đối với cả kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc quy hàng.   Cơ sở hình thành: - Truyền thống yêu thương con người của dân tộc Việt Nam                                         - Chủ nghĩa Mác-Lênin                                        - Tinh hoa văn hoá nhân loại                                         - Trải nghiệm của bản thân Hồ Chí Minh qua đời sống và hoạt động CM     Nội dung : Bao dung độ lượ

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức: Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Giá trị lý luận và thực tiễn.

Hình ảnh
       Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức bao gồm:     -Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân     -Yêu thương con người     -Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư     -Tinh thần quốc tế trong sáng Về vị trí của chuẩn mực  Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân: là phẩm chất quan trọng hàng đầu của người cách mạng, chi phối các phẩm chất khác. Là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá đạo đức của con người, của mỗi chiến sĩ cách mạng. Về nội dung của chuẩn mực: Trung với nước, trung với Đảng, hiến với dân suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Trước đây, theo quan điểm của nho giáo "trung" là trung với vua, "hiếu" là có hiếu với cha mẹ, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của đất nước, phù hợp với nội dung cách mạng tiến bộ hơn là trung với nhà nước, trung với Đảng, hiếu với dâ

Quan điểm Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Giá trị lý luận và thực tiễn.

Hình ảnh
  Theo chủ tịch Hồ Chí Minh C ần là chăm chỉ cần cù, siêng năng lao động, lao động là vinh quang là hạnh phúc. Con người chúng ta phải luôn lao động và lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao. Phải thấy rõ " lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, hạnh phúc của chúng ta ", không lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm.     Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm sức khoẻ, thời gian, tiền bạc của nhà nước, nhân dân và của bản thân mình. Không tiêu xài hoang phí, không phô trương, không bừa bãi. Phải tiết kiệm từ cái to thành cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to.     Liêm  là sống trong sạch, liêm chính, không tham lam, không xâm phạm "đồng xu, hạt thóc" của nhân dân. Không tham địa vị, tiền tài, danh lợi. Luôn sống quang minh chính đại.     Chính nghĩa là "không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm bản thân để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình

Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Giá trị lý luận và thực tiễn.

Hình ảnh
     Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ về chủ nghĩa Mác-Lênin : Nếu như vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội ( CMXH) là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của mọi chính quyền là "quyền lực" đó thuộc về ai ? (giai cấp nào ?)     Theo Hồ Chí Minh : Ngay sau nước ta được độc lập thì phải xây dựng một nhà nước thuộc về quần chúng nhân dân (QCND), một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.     Nhà nước của dân : Là nhà nước do dân làm chủ, người có vị thế cao nhất, có quyền lực cao nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc, đất nước. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua đại biểu Quốc hội, do mình trực tiếp bầu ra. Nhân dân có quyền quyết định đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Mọi người dân đều có quyền dân chủ, có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.     Sau khi giành độc lập, người khẳng định nhà nước ta là nhà nước dân chủ, và Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã bắt đầu xây dựng nhà Nước dân chủ. Ngư

Cảm giác là gì ? Trình bày các quy luật của cảm giác ? Phân tích quy luật về tính nhạy cảm của cảm giác ? Ý nghĩa của quy luật trong huấn luyện, giáo dục quân nhân ?

Hình ảnh
  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ -Nêu khái niệm cảm giác : Là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động lên từng giác quan. -Cảm giác có 3 quy luật : + Quy luật về tính nhạy cảm                                                    + Quy luật về tính thích nghi                                                    + Quy luật về sự tác động qua lại của các cảm giác -Phân tích tính quy luật về tính nhạy cảm :     + Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và các kích thích đó phải đạt đến một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó giác quan gây nên cảm giác được gọi là ngưỡng cảm giác.     Tính nhạy cảm của cảm giác được xác định bởi độ nhạy cảm tuyệt đối và độ nhạy cảm sai biệt     + Độ nhạy cảm tuyệt đối : Được giới hạn bởi độ ngưỡng tuyệt đối trên và ngưỡng tuyệt đối dưới. Ngưỡng tuyệt đối dưới được xác định bởi cường độ kích thích tối thiểu để gây ra cảm giác. Ngưỡng tuyệt đối trên được xá

Phân tích luận điểm " Tâm lý người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động". Rút ra ý nghĩa thực tiễn trong huấn luyện, giáo dục quân nhân?

Hình ảnh
  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ      -Khái niệm tâm lý người : Tâm lý người những hiện tượng tinh thần , là hình ảnh chủ quan của chủ thể khi phản ánh thế giới khách quan gắn liền với hoạt động, điều khiển mọi hoạt động của con người.     - Khái niệm hoạt động : Hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sản phầm về phía con người.     Trong quá trình hoạt động luôn có hai quá trình diễn ra đồng thời bố sung cho nhau:         + Quá trình "xuất tâm" ( chủ thể hóa đối tượng ) : Con người với tư cách là chủ thể tác động vào đối tượng của hoạt động để tạo ra sản phẩm. Sản phẩm của hoạt động chính là sự  kết tinh tâm hồn - tâm lý của chủ thể, nhìn vào sản phẩm mà chủ thể làm ra ta có thể đánh giá được phẩm chất, năng lực của chủ thể         + Quá trình "nhập tâm" ( đối tượng hóa chủ thể ) : Trong khi tác động vào đối tượng, con người đã thu được những đặc điểm, thuộc tính, bản chất, quy