Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân. Giá trị lý luận và thực tiễn.

    Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ về chủ nghĩa Mác-Lênin : Nếu như vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội ( CMXH) là vấn đề chính quyền thì vấn đề cơ bản của mọi chính quyền là "quyền lực" đó thuộc về ai ? (giai cấp nào ?)

    Theo Hồ Chí Minh : Ngay sau nước ta được độc lập thì phải xây dựng một nhà nước thuộc về quần chúng nhân dân (QCND), một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.



    Nhà nước của dân : Là nhà nước do dân làm chủ, người có vị thế cao nhất, có quyền lực cao nhất và quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của dân tộc, đất nước. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua đại biểu Quốc hội, do mình trực tiếp bầu ra. Nhân dân có quyền quyết định đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Mọi người dân đều có quyền dân chủ, có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.

    Sau khi giành độc lập, người khẳng định nhà nước ta là nhà nước dân chủ, và Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã bắt đầu xây dựng nhà Nước dân chủ. Người luôn yêu cầu nhà nước phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải để người dân tham gia vào công việc nhà nước một cách thật sự.

    Nhà nước do dân : Là nhà nước do nhân dân lập lên thông qua bầu cử, nhà nước do nhân dân xây dựng và bảo vệ, nhà nước do dân quản lý, đóng góp, phê bình.

    Nhà nước vì dân : Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không đặc quyền đặc lợi. Điều đó cần phải có phẩm chất năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Cán bộ công chức phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân, phải thật sự " cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ".

Bài đăng phổ biến từ blog này

Trình bày các yếu tố cơ bản của quá trình SX của cải vật chất ? Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ?

Phân tích tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH ở Việt Nam ? Phân tích tác dụng của CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam ?

Trình bày tính tất yếu của việc mở rộng kinh tế đối ngoại ?